Kim Cương MÁU LÀ GÌ? Ảnh hưởng xấu của Kim Cương máu đến xã hội
292

HOTLINE: 0982 082 600 - (84-28) 38 211 510

  • Tiếng Việt
  • English

Thông tin kim cương

Kim Cương MÁU LÀ GÌ?
Thứ ba, 15:10 Ngày 06/06/2023

Có nhiều viên Kim Cương tưởng như vô giá lại có nguồn gốc, xuất xứ không minh bạch! Kim Cương Máu – loại Kim Cương không được công nhận là hợp pháp vẫn chiếm khoảng 1% thị trường Kim Cương thế giới. Vậy Kim Cương Máu là gì? Vì sao Kim Cương Máu không được công nhận? Và những hệ lụy từ việc khai thác Kim Cương Máu ra sao? Hãy cùng Kita Diamonds tìm hiểu thêm thông tin về Kim Cương máu.

kim cương máu

Khái niệm Kim Cương Máu

Kim Cương Máu hay còn được gọi là Kim Cương xung đột, định nghĩa này do Liên Hợp Quốc đặt ra để chỉ những viên Kim Cương được khai thác nhằm phục vụ mục đích cho các cuộc nội chiến, chiến tranh và bóc lột sức lao động trái phép.

Quá trình khai thác và sử dụng Kim Cương Máu thường diễn ra rất phức tạp tại các nước Châu Phi như Angola, Bờ Biển Ngà, Công Gô, Liberia, Sierra Leone, Zimbabwe,…

Thực trạng khai thác và tiêu thụ Kim Cương Máu tại một số quốc gia

Kim Cương vốn dĩ được xem là loại đá quý hiếm và có ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, loại đá quý này giống như “lời nguyền” bởi Kim Cương máu là khởi nguồn của các cuộc nội chiến, bạo lực, bóc lột sức lao động và suy thoái môi trường. Kim Cương Máu xuất phát từ sự bóc lột con người đến vô nhân đạo nhằm các mục đích tồi tệ. Việc khai thác và buôn bán Kim Cương Máu có tác động thúc đẩy các cuộc nội chiến, đổ máu và mất mạng. Nó còn là hiện thân của các cuộc bạo lực chính phủ, bạo lực tình dục và tra tấn thể xác – tinh thần.

hệ lụy của kim cương máu

 

Các quốc gia chịu sự tác động của việc khai thác và tiêu thụ Kim Cương Máu điển hình gồm:

Cộng Hòa Trung Phi

Sự tác động từ Kim Cương Máu góp phần dẫn đến sự căng thẳng tôn giáo, sự nghèo đói và cuộc nội chiến tại Cộng hòa Trung Phi. Kim Cương tại nước này dễ dàng được buôn lậu qua biên giới để đưa đi tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới mặc cho sức tàn phá nặng nề của Kim Cương Máu.

Zimbabwe

Mặc dù là một trong những quốc gia sản xuất sản lượng lớn Kim Cương nhưng Zimbabwe vẫn được xem là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của Kim Cương Máu. Những trận giết chóc và lạm dụng nhân quyền vẫn thường xuyên diễn ra trong ngành Công nghiệp Kim Cương tại quốc gia này. Những nô lệ là người lớn và trẻ em thường xuyên bị tra tấn, đánh đập và bị bóc lột sức lao động trong quá trình khai thác mỏ Kim Cương.

Angola

Sự hưng thịnh của ngành Thương mại Kim Cương tại Angola không làm cho quốc gia này thoát khỏi bạo hành và nội chiến từ Kim Cương Máu. Hầu hết các mỏ Kim Cương miền Đông Bắc nước này là bất hợp pháp, tuy nhiên quá trình khai thác vẫn diễn ra hằng ngày. Công nhân tại các mỏ Kim Cương này đa phần là người vượt biên bất hợp pháp, họ liên tục bị đòi hối lộ, đánh đập và giết chết nếu không hợp tác. Thậm chí, nhiều phụ nữ còn bị cưỡng bức và làm nhục.

Côte Đ’lvoire

Kim Cương Máu là một trong những nguồn tài trợ lớn cho cuộc nội chiến dữ dội ở nước này. Năm 2005, Liên Hợp Quốc đã ban lệnh cấm xuất khẩu Kim Cương tại Côte D'ivoire. Tuy nhiên phiến quân đã không tuân thủ lệnh cấm. Hằng năm vẫn diễn ra các vụ buôn lậu Kim Cương trị giá đến vài chục triệu đô nhằm mục đích trao đổi vũ khí. Các cuộc xung đột tàn bạo do nội chiến đã cướp đi sinh bạn của ít nhất 3.000 người tại quốc gia này. Năm 2012, sau khi Ông Ouattara nhậm chức, Kim Cương xung đột đã không còn là vấn đề lớn tại Côte D'ivoire, lần đầu tiên sau nhiều năm, quốc gia này có cơ hội làm giàu nhờ phát triển Kim Cương trong nền kinh tế hòa bình.

Bờ Biển Ngà

Kể từ năm 1999, đất nước này đã trở thành nơi khai thác, buôn bán và xuất khẩu Kim Cương bất hợp pháp. Trước tình trạng đó, Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc cấm tất cả hoạt động xuất khẩu Kim Cương tại Bờ Biển Ngà vào tháng 12 năm 2005. Tuy nhiên Kim Cương thô vẫn được khai thác sau đó xuất khẩu bất hợp pháp ra các nước láng giềng trong thời gian lệnh cấm còn hiệu lực. Lệnh cấm này được bãi bỏ tại Bờ Biển Ngà vào tháng 4 năm 2014.

Cộng hòa Dân chủ Công Gô

Vào những năm 1990, Cộng hòa Dân chủ Công Gô đã phải chịu nhiều thiệt hại bởi những cuộc chiến tranh cướp bóc. Hoạt động buôn bán Kim Cương Máu vẫn còn tồn tại, song song với việc tạo giấy chứng nhận giả hòng bán được Kim Cương với giá cao.

Liberia

Năm 2000, Liên Hợp Quốc cáo buộc Tổng thống Liberia, Charles G.Taylor do ông này ủng hộ lực lượng nổi dậy tại nước láng giềng Sierra Leone nhằm đổi lấy Kim Cương. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 2003, quốc gia này nhiều lần xuất hiện tình trạng cáo buộc mua bán đá quý bất hợp pháp. Sau khi lấy lại hòa bình, Liberia đã và đang cố gắng xây dựng nền Công nghiệp sản xuất Kim Cương hợp pháp. Sierra Leone Mặt trận Thống nhất Cách mạng Sierra Leone (RUF) chiếm dụng các mỏ Kim Cương để tiếp cận các nguồn tài trợ nhằm thực hiện chiến tranh và nội chiến. Cuộc chiến này đã làm tiêu tốn ít nhất 50.000 sinh mạng. Nhiều người dân phải chịu sự giết chóc, bắt cóc, hãm hiếp, tra tấn,… Trong đó, các nạn nhân như trẻ em, trẻ sơ sinh ngoài bị tra tấn về thể xác thì cũng chịu tác hại lớn về tâm lý. Hiện nay, vẫn còn có đến hàng nghìn trẻ em, phụ nữ và đàn ông bị sử dụng làm nô lệ, bị bóc lột tàn bạo để thu thập Kim Cương. Họ buộc phải dùng tay trần để đào bùn đất tìm kiếm Kim Cương thay vì phải dùng dụng cụ. Đó là hậu quả nặng nề mà Kim Cương Máu – Kim Cương Xung Đột mang lại cho đất nước này. Sierra Leone được liệt vào quốc gia có sản lượng sản xuất Kim Cương Máu cao thứ hai thế giới sau Angola.

 

Chiến dịch chống Kim Cương Máu – Kimberley Process Certification Scheme (KPCS)

Quy trình Kimberley là gì?

Đây là quy trình hợp nhất các chính quyền, xã hội dân sự và ngành công nghiệp trong việc làm giảm dòng chảy của Kim Cương Máu (Kim Cương xung đột) – Kim Cương thô được sử dụng để tài trợ cho các cuộc chiến chống lại chính phủ trên khắp thế giới.

Quy trình Kimberley được thành lập năm 2003, hiện nay có khoảng 82 thành viên do Hội đồng Kim Cương thế giới làm đại diện. Kimberley Process được củng cố bởi sự ủy nhiệm của tổ chức Liên Hợp Quốc và được hỗ trợ bởi các tổ chức dân sự hàng đầu thế giới. Có đến 99,8% thành viên tham gia Kimberley chịu trách nhiệm sản lượng Kim Cương Máu trên toàn cầu.

Theo thống kê năm 2015, có đến khoảng 14 tỷ Đô la tổng giá trị Kim Cương được giao dịch thông qua Quy trình Kimberley.

Các quốc gia tham dự Kimberley Process phải chấp hành các điều khoản sau:

- Đáp ứng yêu cầu tối thiểu và thiết lập Luật pháp Quốc gia để kiểm soát xuất – nhập khẩu Kim Cương.

- Cam kết minh bạch trong việc trao đổi các dữ liệu thống kê quan trọng.

- Chỉ giao dịch với thành viên tham gia Kimberley – những người cũng đáp ứng các nguyên tắc cơ bản của thỏa thuận.

- Xác nhận số lô hàng kèm chứng nhận để chứng minh đó không phải là Kim Cương Máu.

Kita Diamonds – Công ty Kim Cương tự nhiên và hợp pháp tại Việt Nam

Công ty TNHH Kim Cương KITA được thành lập từ năm 2005 do Ông Nguyễn Đức Ấn – Quốc tịch Thụy Sỹ đầu tư. Kita Diamonds là công ty chuyên kinh doanh Kim Cương tự nhiên và hợp pháp. Kim Cương được nhập khẩu chính thức từ Hội Đồng Kim Cương Tối cao của Vương Quốc Bỉ - HRD Hoge Raad voor Diamant.

 

Ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chuẩn 4C khắt khe thì Kim Cương Kita còn đáp ứng tiêu chuẩn Certification (Giấy kiểm định). Các viên Kim Cương từ 3li6 (0.18 carat) trở lên đều có giấy Chứng thư của Hội Đồng Kim Cương Tối Cao Bỉ HRD, Antwerp.

Khách hàng mua Kim Cương và trang sức Kim Cương tại Kita sẽ được kiểm định trực tiếp thông qua hệ thống thiết bị hiện đại tại công ty chúng tôi. Kita Diamonds CAM KẾT KHÔNG mua bán Kim Cương MÁU, chỉ PH N PHỐI Kim Cương TỰ NHIÊN và HỢP PHÁP nhằm đảm bảo tính pháp lý tuyệt đối.

Quý khách có nhu cầu sở hữu Kim Cương và trang sức Kim Cương tự nhiên có thể đến trực tiếp Showroom của Công ty Kita tại địa chỉ 82 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM.

Rất hân hạnh được đón tiếp và phục vụ Quý khách.

Kita Diamonds - Kim Cương tự nhiên

TIN TỨC LIÊN QUAN ...

TOP
Vì sao nhẫn kim cương cầu hôn là lựa chọn hoàn hảo«
Vì sao nhẫn kim cương cầu hôn là lựa chọn hoàn hảo